Du lịch và những xu hướng điển hình

Tương tự như nhiều ngành kinh tế khác, du lịch ở các thời điểm nhất định cũng chịu sự tác động của một số xu hướng. Vì vậy, các nhà làm quản trị trong lĩnh vực này cần phải có sự nhạy bén để nhận biết và lên kế hoạch phát triển sản phẩm sao cho phù hợp.

Xác định thị trường khách cho điểm đến du lịch

Việc xác định thị trường khách cho một điểm đến du lịch rất quan trọng vì nó không chỉ liên quan đến số lượng nguồn khách đến mà còn liên quan đến việc xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và khả năng thanh toán của khách.


Đối với việc xác định thị trường khách nước ngoài liên quan đến rất nhiều yếu tố, bao gồm:
  • Khoảng cách từ thị trường khách tới điểm đến, các phương tiện giao thông vận chuyển như thế nào. Chi phí cho một chuyến du lịch ra sao.
  • Nhu cầu, sở thích, thị hiếu và khả năng tài chính của mỗi loại đối tượng khách trên thị trường.
  • Chính sách của nước sở tại (điểm đến du lịch) đối với khách du lịch ra sao? Các thủ tục về xuất - nhập cảnh có dễ dàng và thuận lợi không?
  • Những vấn đề hấp dẫn đối với khách du lịch tại điểm đến so với các đối thủ cạnh tranh khác.
  • Các vấn đề về thông tin điểm đến để thu hút khách.

Nhân khẩu học

Ở các thị trường du lịch lớn như châu  u và Bắc Mỹ, Nhật Bản và ngay cả ở Việt Nam tỷ lệ người già đang tăng lên. Đây chính là cơ hội cho các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe,...

Trái ngược với đó, giới trẻ lại có sở thích trải nghiệm, khám phá thay vì các không gian đã quá quen thuộc, nhàm chán và đặt ra mức tài chính thấp hơn cho nhu cầu ăn, ở, đi lại. Vì thế xuất hiện từ “khách du lịch ba lô” hoặc xu hướng “đi phượt” của thanh niên hiện nay. Hoặc như các mô hình lưu trú mang phong cách độc đáo, nghệ thuật cũng là nơi được giới trẻ yêu thích.


Thời gian của mỗi chuyến đi đang trở nên ngắn hơn

Nếu như trước đây, mỗi chuyến đi du lịch thường từ 7 - 14 ngày, hiện nay mỗi chuyến đi thường dưới 7 ngày, vì họ có thể tiết kiệm được tiền và thời gian để đi những điểm đến du lịch khác nhằm trải nghiệm được nhiều hơn. Hoặc như Việt Nam, đa phần lượng khách du lịch sẽ tăng cao khi người đi làm được hưởng các ngày nghỉ ngắn hạn như kì nghỉ lễ 2/9, 30/4 - 1/5, Tết Dương Lịch,...Đây là một thách thức cho các điểm đến du lịch vì phải dung hòa được chi phí và trải nghiệm ấn tượng. 

Khách du lịch ít mua chương trình du lịch trọn gói


Đối với khách du lịch hiện nay, họ không mấy mặn mà với việc du lịch trọn gói “truyền thống”; sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng Internet, các trang mạng của các hãng hàng không giá rẻ, các cơ sở lưu trú, các điểm đến du lịch…, du khách có xu hướng muốn tư mình chủ động lên lịch và điều chỉnh chuyến đi chơi của mình hơn.

Toàn cầu hóa và thương mại toàn cầu

Điều này dẫn đến hàng hóa và dịch vụ sẽ nhiều hơn và có tính chất đồng nhất hơn giữa các nền văn hóa. Ví dụ, khách du lịch không cần đến Ai Cập cũng có thể chiêm ngưỡng Kim Tự Tháp tại Las Vegas (Mỹ), không phải đến Italia nhưng vẫn được thưởng thức bánh pizza tại Singapore… Do vậy, thị trường du lịch trên toàn cầu sẽ cạnh tranh gay gắt hơn.


Vấn đề an ninh và an toàn tại điểm đến

Với tình trạng khủng bố ngày càng gia tăng trên thế giới, khách du lịch rất ngại đi du lịch mà các điểm đến không đảm bảo vấn đề an ninh và an toàn. Ví dụ trong mùa hè năm 2016, lượng khách đi du lịch đến các bãi biển vùng Địa Trung Hải đã giảm mạnh vì họ sợ những kẻ khủng bố nhắm mục tiêu tới các điểm du lịch này. Do đó, vấn đề an ninh cũng tác động không nhỏ đến quyết định của nhiều du khách, họ sẽ chuyển hướng sang địa điểm khác khiến họ cảm thấy an tâm hơn.


Xem thêm:


Nhận xét

Bài HÓT nhất